KIẾN THỨC HAY

Những biểu hiện và nguyên nhân của tiền mãn kinh

Tiền mãn kinh là quá trình chuyển đổi kinh nguyệt ở phụ nữ. Cơ thể phụ nữ lúc này sẽ không còn xuất hiện chu kỳ rụng trứng, kinh nguyệt dần dần không còn và sẽ không còn khả năng sinh sản nữa. Thời kỳ này thường thấy ở phụ nữ 45 đến 55 tuổi, nếu mãn kinh ở thời điểm trước 40 tuổi thì được xem là mãn kinh sớm.

Vậy làm sao để nhận biết được các dấu hiệu mãn kinh, hãy cùng Center Pharma tìm hiểu qua bài viết sau đây, bạn nhé!

1. Các dấu hiệu của tiền mãn kinh sớm

Theo nghiên cứu cho thấy, phụ nữ ở tuổi 30 đến 35 có đến ¼ phụ nữ ở Việt Nam phải đối mặt với những thay đổi trên cả 3 phương diện về sức khỏe, sắc đẹp và cả những vấn đề về đời sống sinh lý. Sau đây, là những dấu hiệu chứng tỏ bạn đang gặp tình trạng tiền mãn kinh sớm.

1.1. Rối loạn kinh nguyệt

Thông thường, kinh nguyệt sẽ có chu kỳ thất thường tháng sẽ đến sớm, tháng đến muộn. Đôi khi, khoảng 2 đến 3 tháng mới có kinh một lần. Đó là do việc phóng thích trứng của buồng trứng bị trục trặc. Tuy nhiên, tình trạng rối loạn kinh nguyệt của là dấu hiệu của một số bệnh ung phụ khoa. Vì vậy, nếu kinh nguyệt thất thường từ 3 tháng trở lên thì bạn nên đi khám phụ khoa ngay lập tức.

1.2. Bốc hỏa

Phụ nữ rối loạn kinh nguyệt thường hay gặp tình trạng có cảm giác nóng bừng từ ngực lên vai, cổ và mặt. Triệu chứng kéo dài khoảng từ 2 đến 3 phút hoặc lâu hơn. Đây là biểu hiện hay gặp ở phụ nữ thời tiền mãn kinh và triệu chứng này có thể lặp đi lặp lại nhiều lần, nhất là khi ngủ.

1.4. Thay đổi tính tình

Tính tình thay đổi là điều không thể tránh khỏi ở chị em phụ nữ. Các triệu chứng thường gặp gặp khác chị em có thể gặp như là tình trạng dễ nóng giận, đôi lúc hay trở nên nhạy cảm quá mức, lo âu, buồn phiền,… Nếu không được giải tỏa kịp thời thì sẽ dễ dẫn đến tình trạng trầm cảm.

1.5. Dễ tăng cân

Khi tuổi tác gia tăng, quá trình trao đổi chất trong cơ thể trở nên chậm hơn. Điều này dẫn đến việc triệu chứng căng thẳng, lo lắng, và mất ngủ thường xuyên xuất hiện ở tuổi tiền mãn kinh, từ đó tạo điều kiện cho sự tích tụ của các tế bào mỡ trắng.

Nhưng điều đáng lo ngại là việc mỡ trắng thường tập trung chủ yếu ở vùng eo, bụng, đùi, và bắp tay, dẫn đến tình trạng mất cân đối về vóc dáng và dễ dàng gây tăng cân.

1.6. Đau nhức

Sự biến đổi nồng độ hormone khi phụ nữ tiến vào giai đoạn tiền mãn kinh là nguyên nhân gây ra các tình trạng viêm xương khớp và tức ngực.

1.7. Thay đổi mức cholesterol

Hệ trục não bộ – tuyến yên – buồng trứng giảm hoạt động, dẫn đến giảm nồng độ nội tiết tố trong cơ thể, điều này gây ra những thay đổi bất lợi về mức cholesterol trong máu, bao gồm cả tăng cholesterol lipoprotein mật độ thấp (LDL) – cholesterol xấu và giảm cholesterol lipoprotein mật độ cao (HDL) – cholesterol tốt. Tình trạng này làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim ở phụ nữ.

1.8. Khô âm đạo

Khi tiết dịch và độ đàn hồi trong âm đạo giảm, bạn có thể cảm thấy khó chịu, đau rát vùng kín và đau khi quan hệ tình dục. Điều này làm cho nhiều chị em phụ nữ mất đi hứng thú với chuyện chăn gối khi tiến vào giai đoạn tiền mãn kinh.

1.9. Mật độ xương giảm

Nếu mức độ giảm estrogen trầm trọng, bạn sẽ có nguy cơ hao hụt canxi nhanh hơn so với phụ nữ khác, dẫn đến việc xương trở nên xốp, yếu, giòn và dễ gãy. Đây là nguyên nhân gây ra bệnh loãng xương và thoái hóa khớp.

Để khắc phục tình trạng này, cần bổ sung nhiều canxi và vitamin D trong chế độ ăn uống, và đồng thời tập luyện đều đặn hàng ngày. Hoặc bổ sung canxi từ những thực phẩm chức năng để tăng cường canxi cho xương, giảm tình trạng thoái hóa hiệu quả.

1.10. Rối loạn giấc ngủ

Các biến đổi về nội tiết tố cùng với hiện tượng đổ mồ hôi ban đêm có thể gây xáo trộn giấc ngủ của bạn. Để cải thiện tình trạng rối loạn giấc ngủ, bạn nên tạo ra thói quen ngủ đúng giờ, đi ngủ trước 23h, hạn chế ngủ trưa trong khoảng thời gian tối đa 30 phút, và tránh sử dụng các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ ít nhất 2 giờ.

Nếu tình trạng vẫn không cải thiện và có dấu hiệu nghiêm trọng hơn, bạn nên thảo luận với Bác sĩ chuyên môn để tìm ra giải pháp hiệu quả.

2. Làm thế nào chẩn đoán được tiền mãn kinh sớm?

Để chẩn đoán tình trạng tiền mãn kinh sớm bạn có thể làm một số xét nghiệm sau đây:

  • Xét nghiệm hormone estrogen: Dấu hiệu của tiền mãn kinh sớm thể hiện ở việc nồng độ estrogen giảm sớm.
  • Xét nghiệm hormone kích thích nang trứng (FSH): Nếu mức FSH của bạn luôn vượt quá 30 mIU/ml và bạn không có kinh nguyệt trong một năm, có thể bạn đã bước vào tuổi mãn kinh. Tuy nhiên, mức FSH cao không luôn tức là đã mãn kinh.
  • Xét nghiệm hormone kích thích tuyến giáp (TSH): Bác sĩ có thể kiểm tra mức TSH để đưa ra chẩn đoán. Nếu bạn có tuyến giáp hoạt động kém (suy giáp), mức TSH sẽ cao. Các triệu chứng của suy giáp tương tự như các triệu chứng tiền mãn kinh.
  • Siêu âm tử cung: Siêu âm có thể cho thấy tử cung teo nhỏ.
  • Sinh thiết niêm mạc tử cung: Sinh thiết có thể xác định tình trạng tử cung teo đét.

Từ các kết quả xét nghiệm và kiểm tra này, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán chính xác về tình trạng tiền mãn kinh sớm của bạn.

3. Nguyên nhân gây tiền mãn kinh sớm

Dưới đây là một số nguyên nhân gây ra tiền mãn kinh sớm. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, nguyên nhân gây tiền mãn kinh sớm không thể xác định được.

3.1. Di truyền:

Nếu mẹ bạn bước vào mãn kinh sớm, có khả năng bạn cũng sẽ trải qua tiền mãn kinh sớm như mẹ. Tuy nhiên, gen chỉ đóng vai trò nhỏ trong việc gây tiền mãn kinh sớm.

3.2. Yếu tố lối sống:

Một số yếu tố lối sống có thể ảnh hưởng đến thời điểm bắt đầu tiền mãn kinh, chẳng hạn như:

  • Hút thuốc lá: Hút thuốc lá làm giảm lượng hormone estrogen trong cơ thể nữ, dẫn đến tiền mãn kinh sớm.
  • Chỉ số khối cơ thể (BMI): BMI cũng có thể gây ra tiền mãn kinh sớm. Hormone estrogen được lưu trữ trong mô mỡ, do đó, phụ nữ quá gầy có ít dự trữ hormon estrogen, có thể gặp tiền mãn kinh sớm hơn.
  • Thói quen ăn uống và tập luyện: Chế độ ăn chay, thiếu tập thể dục và thiếu tiếp xúc với ánh nắng mặt trời lâu dài cũng có thể gây ra tiền mãn kinh sớm.

3.3. Khiếm khuyết nhiễm sắc thể:

Một số khiếm khuyết nhiễm sắc thể có thể gây ra tiền mãn kinh sớm. Ví dụ, hội chứng Turner liên quan đến việc sinh ra một nhiễm sắc thể không hoàn chỉnh, chỉ có một nhiễm sắc thể X trong tế bào. Phụ nữ mắc hội chứng Turner có buồng trứng hoạt động không hiệu quả hoặc không hoạt động, dẫn đến tiền mãn kinh sớm.

3.4. Bệnh tự miễn:

Tiền mãn kinh sớm có thể là triệu chứng của các bệnh tự miễn như bệnh tuyến giáp hoặc viêm khớp dạng thấp. Trong các bệnh tự miễn, hệ thống miễn dịch nhận nhầm một cơ quan trong cơ thể là các tác nhân lạ và tấn công cơ quan đó. Việc mắc một trong các bệnh này có thể ảnh hưởng đến buồng trứng, dẫn đến tiền mãn kinh sớm.

3.5. Điều trị ung thư:

Xạ trị và hóa trị có thể gây ra suy giảm hoạt động buồng trứng sớm. Điều này có thể là vĩnh viễn hoặc tạm thời. Nguy cơ tiền mãn kinh sớm phụ thuộc vào tuổi tác và loại hóa chất điều trị ung thư, cũng như vị trí điều trị (như trong não hoặc vùng chậu).

4. Điều trị tiền mãn kinh sớm như thế nào?

Thời kỳ mãn kinh là không thể tránh khỏi, nhưng việc điều trị có thể giúp trì hoãn hoặc giảm các triệu chứng của mãn kinh, từ đó cải thiện chất lượng cuộc sống.

4.1. Các biện pháp không dùng thuốc:

  • Từ bỏ hút thuốc lá và không sử dụng các chất kích thích.
  • Tích cực tham gia tập thể dục.
  • Dành thời gian tắm nắng hàng ngày.
  • Duy trì chế độ ăn uống đủ chất, giàu chất xơ và hạn chế chất béo nạc.

4.2 Biện pháp sử dụng thuốc hoặc thực phẩm chức năng:

Trong trường hợp triệu chứng tiền mãn kinh của bạn trở nên nghiêm trọng và ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống, bác sĩ có thể sử dụng một số loại hormon thay thế như bổ sung Estrogen và Progesterone.

Điều trị nội tiết bao gồm sử dụng estrogen toàn thân hoặc khu trú, liệu pháp kết hợp estrogen và progesterone, điều trị estrogen đơn thuần hoặc kèm theo progesterone… Tuy nhiên, việc sử dụng loại thuốc nào, liều lượng bao nhiêu, và điều trị trong thời gian bao lâu cần được bác sĩ xem xét cẩn thận để tránh những rủi ro về sức khỏe.

Ngoài ra bạn có thể sử dụng thực phẩm chức năng có thành phần từ thiên nhiên để hỗ trợ cân bằng nội tiết tố một cách tự nhiên và an toàn hơn.

4.3 Gợi ý thực phẩm cân bằng nội tiết tố – Center Women

Center Women là một sản phẩm cân bằng nội tiết tố dành riêng cho phụ nữ, được thiết kế nhằm hỗ trợ giảm các triệu chứng không mong muốn liên quan đến tiền mãn kinh và mãn kinh. Sản phẩm này chứa các thành phần tự nhiên, bao gồm các hormon thay thế như estrogen và progesterone, nhằm giúp cân bằng lại hàm lượng hormone trong cơ thể.

Các thành phần trong Center Women đã được nghiên cứu kỹ lưỡng và thử nghiệm lâm sàng để đảm bảo hiệu quả và an toàn. Nhờ sự cân bằng nội tiết tố, sản phẩm này giúp giảm các triệu chứng khó chịu như đổ mồ hôi ban đêm, rối loạn giấc ngủ, mất cân bằng tâm lý, và giảm tích tụ mỡ trắng.

Sử dụng Center Women cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc nhà sản xuất. Trước khi sử dụng bất kỳ sản phẩm cân bằng nội tiết tố nào, nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ để đảm bảo rằng sản phẩm phù hợp với tình trạng sức khỏe cụ thể của bạn.

Sản phẩm này không chỉ giúp giảm triệu chứng của tiền mãn kinh và mãn kinh, mà còn hỗ trợ duy trì sự cân bằng nội tiết tố trong cơ thể và cải thiện chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, việc sử dụng sản phẩm này nên kết hợp với lối sống lành mạnh, bao gồm chế độ ăn uống hợp lý và tập luyện đều đặn, để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Bài viết trên Center Pharma đã giúp bạn hiểu hơn phần nào giúp bạn hiểu hơn về những dấu hiệu, nguyên nhân gây nên tình trạng tiền mãn kinh. Cùng với đó là những giải pháp hỗ trợ hiệu quả và an toàn, hi vọng bạn sẽ có thêm thật nhiều kiến thức để chăm sóc thật tốt sức khỏe của mình và người thân yêu nhé!

02866828181